Cá nhân có được đăng ký thương hiệu hay không?

Bạn thường thấy chủ yếu các doanh nghiệp mới đi đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ của mình. Nhưng bạn lại muốn đăng ký nhãn hiệu do chính cá nhân mình chứ không phải là một công ty hay doanh nghiệp nào khác. Vậy có được đăng ký thương hiệu cá nhân hay không? Quy trình đăng ký như thế nào?

Cá nhân có được đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, bất kỳ cá nhân hay tổ chức (bao gồm cả cá nhân, tổ chức nước ngoài) đều được quyền đăng ký thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để sử dụng hoặc gắn lên sản phẩm lưu hành trên thị trường.

Theo điều 87 của luật này thì “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sả xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp”. Trong trường hợp cá nhân đó chưa thành lập công ty thì vẫn đủ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ của mình.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu cá nhân gồm những gì?

Hồ sơ đắng ký bảo hộ độc quyền logo, thương hiệu, nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau:

» Tờ khai đăng ký logo, thương hiệu cá nhân theo mẫu của Cục SHTT.

» Mẫu Thương hiệu cá nhân dự định đăng ký (05 mẫu – kích thước <= 8cm);

» Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng uỷ quyền đăng ký thương hiệu cá nhân (trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký).

» Lệ phí đăng ký thương hiệu bao gồm các loại phí như tra cứu nội dung, thẩm định đơn đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ.

» Các giấy tờ, tài liệu khác như: Tài liệu hưởng quyền ưu tiên, tài liệu chứng minh quyền.

Lưu ý: Hồ sơ Đăng ký thường hiệu, nhãn hiệu cá nhân sẽ được chuẩn bị làm 02 bộ, sau khi nộp hồ sơ Cục SHTT sẽ trả lại 1 bản đã có dấu và mã vạch đăng ký của Cục SHTT.

Nên đăng ký thương hiệu cá nhân hay công ty?

Đăng ký thương hiệu cá nhân hay công ty đều được pháp luật cho phép. Việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền của tổ chức hoặc cá nhân mà không có sự phần biệt hay quy định chủ thể nào mới được quyền đăng ký độc quyền. Do đó khách hàng cần cân nhắc việc đăng ký ai sẽ là chủ sở hữu.

Đối với việc đăng ký nhãn hiệu do cá nhân là chủ sở hữu: Việc sửa đổi thông tin về họ tên, địa chỉ không thường xuyên xảy ra nên cũng không cần phải tiến hành các thủ tục sửa đổi bổ sung, xác lập thành tài sản riêng có thể tự mình định đoạt mà không cần sự đồng ý của ai khác.

Đối với việc đăng ký thương hiệu do tổ chức là chủ sở hữu: Xác lập quyền sở hữu chung của tất cả chủ sở hữu công ty đối với thương hiệu, nhãn hiệu, logo của công ty như một loại tài sản thông thường. Được đánh giá như các loại tài sản khác trong công ty nhưng phải tiến hành các thủ tục sửa đổi bổ sung cho có các thông tin thay đổi như địa chỉ, tên công ty.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao bì sản phẩm

Thanh Huyền