TOP+20 câu hỏi thường gặp khi tiêm Vaccine COVID-19

Với tình hình dịch bệnh căng thẳng hiện nay, Việt Nam cần thực hiện biện pháp 5K và tiêm Vaccin COVID-19. Với tinh thần tuân thủ quyết định 16 của chính phủ, toàn dân Việt Nam chung tay đồng lòng giúp đỡ và phòng chống dịch tốt. Mong muốn chiến thắng đại dịch congtybaohiemtoancau chia sẻ cho các bạn TOP +20 câu hỏi thường gặp khi tiêm Vaccine COVID-19 dưới bài viết sau.

1. Vaccine COVID -19 là gì?

Vaccine COVID-19 là vaccine nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra do COVID-19, bằng cách giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus.

2. Việt Nam có những loại Vaccine COVID-19 nào?

Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam gồm:

Vaccine AstraZeneca

Vaccine AstraZeneca do tập đoàn AstraZeneca tại Anh sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia và được Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp với tổng số Vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 8.716.290 liều sau 15 đợt giao Vaccine.

Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)

Do viện nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, số vaccine đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.

Tại Việt Nam, giữa tháng 3/2021, tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10 nghìn liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.

Vaccine Vero Cell của Sinopharm do Trung Quốc sản xuất

Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021.

Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vaccine Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

Vaccine Spikevax (Tên khác là: Covid-19 Vaccine Moderna) do Moderna sản xuất

Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều  vaccine Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng

COVID-19  Vaccine Janssen do Bỉ và Hà Lan sản xuất

Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận  vaccine này.

3. Vì sao phải tiêm vaccine?

Tiêm vaccine nhằm tạo ra miễn dịch cho cơ thể chủ động chống lại virus, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm mức độ nặng nếu không may nhiễm. Tỷ lệ tiêm chủng càng cao thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng càng thấp.

4. Tiêm vaccine COVID-19 rồi có bị mắc COVID-19 không?

Bạn nên hiểu rằng không có loại vắc xin nào có hiệu quả phòng dịch COVID 19 100%. Theo nghiên cứu, 3 tuần sau khi tiêm liều đầu tiên, 7 trong số 10 người được bảo vệ ở mức độ nhất định. Và không đủ để chống lại COVID-19 vì vậy bạn cần tiêm liều thứ hai và tuân thủ các quy tắc, thực hiện thông điệp 5K.

5. Trước khi tiêm vaccine cần chú ý gì?

– Chuẩn bị đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân, phiếu tiêm và chuẩn bị khẩu trang tuân thủ thông điệp 5K

– Trước khi tiêm bạn phải giữ cơ thể đủ nước (mang chai nước khi đi tiêm), ăn thật no, có sức khỏe tốt. Bạn nên uống nước tía tô giúp chữa cảm sốt, khó chịu trong người, ho cảm lạnh (Do khi đi tiêm về bạn có thể bị sốt).

6. Sau khi tiêm vaccine có những triệu trứng gì?

– Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau khi tiêm để cán bộ theo dõi và xử lý kịp thời nếu có phản ứng xảy ra

– Dấu hiệu thông thường sau khi tiêm bạn có thể gặp như: Đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, sốt, sưng, đỏ,…. Đây là những phản ứng thông thường sau tiêm cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh

Những dấu hiệu trên bạn có thể xử lý tại nhà. Sau 3 ngày sẽ tự biến mất và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

7. Những phản ứng như thế nào cần báo với Y Tế

Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.

8. Sau khi tiêm vaccine có cần ăn kiêng gì không?

Người được tiêm chủng cần tránh uống rượu trước và sau tiêm, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và nguyên hạt, uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ và nên ăn trước khi tiêm chủng. Đặc biệt, có thể sinh hoạt bình thường sau tiêm chủng nếu sức khỏe cho phép.

9. Sốt sau tiêm có tốt hay không?

Tùy vào từng cơ thể mà bạn có thể sốt hay không nhưng hiệu quả của vaccine là như nhau. Cơ thể sốt sau tiêm có nghĩa là hệ miễn dịch đang chiến đấu với viruss.

10. Có nên uống thuốc hạ sốt sau tiêm không?

Uống hay không uống thuốc hạ sốt không ảnh hưởng gì đến việc miễn dịch của vaccine Covid-19. Sau khi tiêm bạn về theo dõi sức khỏe nếu sốt cao trên 39 độ C, cơ thể mệt mỏi phải uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.

11. Tiêm vaccine xong có được đi tắm không?

Có thể tắm rửa sau tiêm nhưng không nên chà mạnh vào vị trí tiêm.

12. Có nên tiêm vaccine covid-19 khi đã khỏi bệnh covid-19

Câu trả lời là CÓ.

Theo khuyến cáo, rất cần tiêm vaccine bất kể bạn đã nhiễm covid-19 hay chưa. Khi bạn đã phục hồi, bạn vẫn có nguy cơ (rất hiếm gặp) bị tái nhiễm COVID-19.

13. Vaccine covid-19 có hiệu quả với các biến thể mới không?

Câu trả lời là CÓ.

Các dữ liệu hiện tại cho thấy, vắc xin ngừa COVID-19 có hiệu quả trong việc chống lại hầu hết các biến thể mới. Với 2 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là Ấn Độ (B.1.617.2) và Anh (B.1.17), vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể tạo ra hiệu quả bảo vệ tương tự như chủng ban đầu.

Đầy đủ 2 liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca giúp giảm 92% số ca nhập viện do biến thế Delta và cho thấy không có ca tử vong trong số những người được tiêm chủng.

14. Phụ nữ mang thai có được tiêm không?

Ngày 10/8/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Trong văn bản mới Bộ Y tế đã có những bổ sung, điều chỉnh các nhóm đối tượng trong khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Theo đó, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên hoặc đang cho con bú vẫn có thể tiêm các loại vắc xin phòng COVID-19, lưu ý chống chỉ định với vắc xin Sputnik-V. Khi tiêm vắc xin cho thai phụ cần hỏi rõ tuổi thai và giải thích lợi ích, nguy cơ.

15. Vaccine có hiệu quả trong bao lâu?

Vì vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca là vắc xin mới nên chưa có thời gian để xác nhận việc bảo vệ kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên, COVID-19 Vaccine AstraZeneca đã được cung cấp cho hàng ngàn người trong các thử nghiệm lâm sàng, tất cả đều được theo dõi cẩn thận trong 12 tháng.

16. Có thể tiêm trộn các loại vaccine không?

Theo Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo tiêm duy trì 2 mũi vaccine cùng loại, trường hợp  không có vaccine AstraZeneca thì có thể tiêm mũi 2 vaccine Pfizer thay thế song phải theo dõi sức khỏe.

17. Những đối tượng không nên tiêm vaccine

– Có phản ứng dị dứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin nào đó trước đây

– Hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch như corticosteroid liều cao

– Bạn hiện đang bị nhiễm trùng nặng với thân nhiệt cao (trên 38 độ C/100,4 độ F)

– Có vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu)

18. Trẻ em dưới 18 tuổi có được tiêm vaccine không?

Đối với trẻ em dưới 18 tuổi các nhà khoa học trên thế giới đưa ra khuyến nghị không nên tiêm vắc xin COVID -19 vì các nguyên nhận sau:

– Vắc xin chưa đủ thời gian thử nghiệm để xác định tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ở trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi.

– Trẻ em mắc COVID-19 thường không có triệu chứng hoặc nhẹ hơn người lớn.

– Trẻ em có tỷ lệ mắc COVID-19 và tử vong thấp.

19. Thời gian tiêm liều thứ 2 là bao lâu?

Theo các chuyên gia, cần hoàn thành 2 mũi vắc xin để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất thời gian tiêm mũi thứ 2 là từ 4-12 tuần sau khi tiêm mũi đầu tiên.

20. Nếu thất lạc thẻ tiêm chủng thì làm sao?

Nếu làm mất thẻ tiêm chủng hãy liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp, nơi bạn tiêm vaccine để truy cập hồ sơ của mình.

21. Thành phần trong vaccine của AstraZeneca là gì?

Tá dược trong vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gồm:

– L-Histidine

– L-Histidine hydrochloride monohydrate (cả hai axit amin)

– Magie clorua hexahydrat (hỗ trợ các hoạt động bên trong tế bào)

– Polysorbate 80 (một chất ổn định)

– Ethanol (rượu)

– Sucrose (đường)

– Natri clorua (muối)

– Isodium edetate dihydrate (EDTA, một chất liên kết)

– Nước để tiêm.

Các thành phần của vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là để vắc xin không thể gây ra bệnh cảnh COVID-19 hay cảm lạnh.

22. Có thể chọn vaccine để tiêm không?

CÓ, bạn có thể lựa chọn vaccine để tiêm. Tuy nhiên, toàn bộ vắc xin ngừa COVID-19 đều được cấp phép và khuyến nghị dùng đều an toàn và hiệu quả. Quan trọng nhất là tiêm chủng ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt. Tiêm chủng là một công cụ vô cùng quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch.

23. Có bắt buộc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội khi tiêm đủ liều vaccine Covid-19 không?

Trả lời là CÓ

Ngay cả khi đã được tiêm Vaccine đầy đủ bạn vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Hy vọng rằng 23 câu hỏi trước khi tiêm vaccine COVID-19 thường gặp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vaccine cũng như các bước chuẩn bị trước và sau khi tiêm. Mọi công dân Việt Nam phải thực hiện đầy đủ biện pháp 5K và quyết định 16 giãn cách của Chính Phủ. Chúng ta hãy đồng lòng, quyết liệt sớm chấm dứt đại dịch, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường.

>>> Xem thêm: Bỏ túi cách phòng ngừa bệnh cho người cao tuổi thường gặp