30/4-1/5 nạn “chặt chém” du khách lại nổi lên khách du lịch nên làm gì?

30/4 – 1/5 là một trong những dịp nghỉ lễ lớn của nước ta. Với 5 ngày nghỉ chắc chắn ai cùng muốn tìm những nơi thư giãn, vui chơi để tận hưởng cuộc sống. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó trong dịp nghỉ lễ đang đến gần này nhiều người không khỏi bị ám ảnh nỗi lo bị “chặt chém” tại các khu du lịch kiếm lời. Nó đã tạo nên sự ngán ngẩm, bức xúc của nhiều người dân.

Những bức xúc của du khách khi bị “chặt chém” tại các khu du lịch

1. Du khách bị “chặt chém” phí ghế ngồi tại bờ biển sầm sơn.

Không còn lạ lẫm Sầm Sơn là khu du lịch được nhiều người tìm đến. Sầm Sơn không chỉ nổi tiếng là một bãi tắm đẹp mà còn nổi tiếng là nơi “chặt chém” ác nhất từ trước đến giờ. Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm 2018, nhiều du khách du lịch Sầm Sơn ngỡ ngàng vì bị thu phí ghế ngồi trên bãi cát bờ biển với giá 30.000 đồng/chiếc.

Theo chia sẻ của chị T.H (Hà Nọi) phản ánh, vào sáng ngày 29/4/2018, gia đình chị 4 người ra bờ biển Sầm Sơn ngồi uống nước, sau khi được nhân viên nhà hàng giới thiệu khung giá, mỗi quả dừa có giá 50.000 đồng, chị H. chọn mua 2 quả rồi cùng gia đình ngồi 2 ghế lưới của nhà hàng được kê trên bãi cát dọc bờ biển uống.

Song lúc gọi thanh toán thì mới biết nhân viên nhà hàng tính tổng tiền lên đến 160.000 đồng, kèm thêm thông tin lý giải, số tiền 60.000 đồng là thu phí ghế ngồi.

Thắc mắc vì sao đã uống nước mất tiền ở quán còn bị tính thêm tiền ghế, chị H. được nhân viên nhà hàng cho hay, đây là giá chung, bất kể uống thế nào thì cũng phải trả thêm tiền ghế ngồi vị trí bãi cát sát biển, còn nếu không muốn mất tiền ghế thì vào trong kia.

Không chỉ vậy mà phí dịch vụ khác tại bãi biển Sầm Sơn cũng tăng chóng mặt cụ thể vé trông giữ xe lên tới 50.000 đồng/lượt.

2. Chặt chém phòng khách sạn gây bức xúc

Có rất nhiều tình trạng chặt chém khách du lịch diễn ra trong đó bức xúc nhất là chặt chém phòng khách sạn. Vào năm 2017 khu du lịch Đà Nẵng, dịch vụ khách sạn đã tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường, tại các nhà nghỉ, giá phòng cũng đồng loạt tăng gấp 4 lần so với bình thường vào đêm 30/4/2017.

Tại khu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ning) cũng bị tố giá thuê phòng tăng lên gấp 5 lần so với ngày thường.

Có nhà nghỉ ra giá phòng cao bằng khách sạn 5 sao tại TP Hạ Long (Quảng Ninh)

Vũng Tàu cũng không ngoại lệ giá phòng ngày thường dao động từ 500-1 triệu đồng/phòng nhưng dịp lễ 30/4-1/5 năm 2017 đội giá lên đến 1-2 triệu đồng/phòng.

3. Nên làm gì khi bị chặt chém giá trên trời

Chắc chắn rồi dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 là ngày các khu du lịch mong chờ kiếm miếng cơm manh áo tuy nhiên nói giá trên trời, chặt chém khách du lịch quá đáng thì đây sẽ là hành động đuổi khách cắt đứt mối làm ăn của các khu du lịch. Khu du lịch là tài nguyên thiên nhiên của đất nước bất cứ ai cũng không được lạm dụng quá mức kiếm lời. Nhưng sự việc này sẽ tiếp tục tái diễn vì vậy khách du lịch cần có giải pháp.

Giải pháp

+ Trước khi đi du lịch bạn nên đặt phòng trước 1 tuần để có giá tốt.

+ Hãy mang dụng cụ, đồ dụng, đồ ăn nếu không muốn tốn quá nhiều tiền để ngồi uống nước mất tiền chỗ ngồi như Sầm Sơn.

+ Nên nhờ người quen tại khu du lịch (nếu có)

+ Chọn nơi du lịch không chặt chém như cửa lò,…

Nguyễn Huyền