Ngành bảo hiểm tại Việt Nam được đánh giá rất cao khi tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Không chỉ riêng bảo hiểm nhân thọ mà bảo hiểm phi nhân thọ đang tiếp tục khẳng định vai trò là tấm lá chắn vững chắc của nền kinh tế – xã hội. Kết quả này là sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp bảo hiểm và niềm tin của người tham gia bảo hiểm.
1. Thuận lợi và thách thức
Thuận lợi: Nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển thêm vào đó nhu cầu sử dụng bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm vật chất xe cơ giới, bảo hiểm du lịch,… càng ngày càng tăng và đây chính là yếu tố vô cùng thuận lợi để thị trường bảo hiểm tiếp tục nắm bắt cơ hội phát triển.
Bên cạnh những thuận lợi thì thách thức đặt ra đối với thị trường là không thể tránh khỏi:
– Tình hình thiên tai bão lũ dự kiến năm 2019 sẽ diễn biến phức tạp hơn do tác động của hiện thượng El Nino.
– Thiếu niềm tin: Đây là một trong lý do tại sao nhiều tổ chức, cá nhân chưa quan tâm đến bảo hiểm và chưa coi chi phí bảo hiểm là chi phí cần thiết. Nhiều công ty bảo hiểm đã không chi trả các yêu cầu bồi thường kịp thời và đầy đủ theo như đã cam kết cũng như không đáp ứng đươc kỳ vọng của khách .
– Cạnh tranh: Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Trên thực tế thì các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách thức và giải pháp để cạnh tranh quyết liệt giành vị trí, chỗ đứng trên thị trường.
– Cơ sở dữ liệu chung của thị trường bảo hiểm còn thiếu và và chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.
– Thách thức của ngành bảo hiểm trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0
– Hội nhập quốc tế (WTO, CPTTP…) cũng đặt ra thách thức với các Doanh nghiệp bảo hiểm trong nước về năng lực tài chính chưa thực sự vững mạnh, năng lực đội ngũ cán bộ chưa cao, công nghệ quản trị điều hành còn hạn chế.
>>> Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe toàn cầu – giải pháp cho mọi nhà
2. Một số giải pháp
Để đảm bảo thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục phát triển bền vững, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như lợi ích của bên mua bảo hiểm thì các tổ chức cần có những giải pháp:
+ Gắn phát triển kinh doanh với tăng cường năng lực quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản, đa dạng hóa sản phẩm, kiểm soát gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm.
+ Hợp tác cạnh tranh lành mạnh và tuân thủ pháp luật
+ Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về bảo hiểm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kinh doanh
+ Luôn đảm bảo thủ tục yêu cầu bồi thường cho khách hàng.
Dẫu vậy bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục là lá chắn vững chắc của nền kinh tế – xã hội
3. Sự phát triển của bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2018
Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ gốc năm 2018 ước đạt 45.792 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 12%. Trong đó bảo hiểm xe cơ giới là nghiệp vụ có doanh thu cao nhất ước đạt 14.117 tỷ đồng tăng trưởng 7% và chiếm tỷ trọng 31%; tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe ước đạt 14.053 tỷ đồng tăng trưởng 15% và chiếm tỷ trọng 30%; bảo hiểm tài sản và thiệt hại ước đạt 6.368 tỷ đồng tăng trưởng 9% và chiếm tỷ trọng 14%; bảo hiểm cháy nổ doanh thu bảo hiểm ước đạt 4.196 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 9,2%, tăng trưởng 26%, các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại (thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu, hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm trách nhiệm…) ước đạt 7.053 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,4%.
Nguyễn Huyền