Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh nhiễm ấu trùng sán lợn

Thịt lợn nhiễm nan sán nếu ai vô tình ăn phải sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín là cơ hội cho ấu trùng sán lợn xâm nhập cơ thể. Do vậy, có nhiều người thắc mắc vậy sán lợn có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết sán lợn như thế nào?

 

Dấu hiệu nhận biết

     1. Đau đầu không rõ nguyên nhân

– Theo giáo sư Nguyễn Văn Đề – nguyên trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội cho biết ông đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm sán lợn do ăn phải thịt lợn có nang sán.

– Bác sĩ Đề cho biết người bị nhiễm sán lợn sẽ có dấu hiệu đau đầu, đầu giật dữ dội, có khi năn ra như người bị động kinh. Những dấu hiệu trên bác sĩ Đề xác định sán lợn đã “đóng đô” ở não, bệnh này khá nguy hiểm và điều trị khó khăn.

     2. Nhìn thấy đốt sán trong phân 

Sán lợn chủ yếu lây qua đường tiêu hoá và chia thành 2 loại là nhiễm sán trưởng thành hoặc ấu trùng sán.

– Nhiễm sán trưởng thành chủ yếu do ăn thịt lợn nhiễm sán chưa được nấu chín, ăn tiết canh lợn sống.

– Nhiễm trứng sán (ấu trùng sán) thường do uống nước lã, ăn các loại rau sống, rau thuỷ sinh nhiễm trứng sán.

Khi chúng ta đi ngoài ra những đốt sán trong phân, thường có màu trắng đục đứt khúc lẫn trong phân. Thậm chí không đi ngoài ra phân mà ra đốt sán đục trắng.

    3. Xuất hiện tại các cơ vân

Tại các cơ vân, xuất hiện những nang dưới da kích thước từ 0.5 đến 2cm di động dễ, không ngứa, thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực, thường gây máy giật cơ.

    4. Xuất hiện tại mắt

Tại mắt gây ra các triệu chứng chèn sép sau nhãn cầu như tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị.

Phòng bệnh sán lợn ra sao?

– Vệ sinh môi trường sinh hoạt của bạn, ăn chín, uống sôi, rửa sạch giúp phòng tránh nhiễm trứng sán lợn sẽ giúp phòng tránh được bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn.

– Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm, ăn các thức ăn chế biến hợp vệ sinh.

– Ăn thịt lợn đã được nấu chín (nước sôi 100 độ C) sẽ phòng được bệnh sán lợn trong ruột non.

– Điều quan trọng là không tụ ý ồ ạt đi xét nghiệm máu rồi tự ý mua thuốc xổ sán.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

– Không nuôi lợn thả rông.

Khi phát hiện ra bệnh phải điều trị nhanh, nếu muộn điều trị sẽ rất khó khăn và phức tạp. Điều trị sán dây lợn phải ở nơi có điều kiện cấp cứu tốt, bác sĩ chuyên gia theo dõi.

Thanh Huyền