Có rất nhiều phương pháp để rơ lưỡi cho trẻ, một trong những số đấy là sử dụng các mẹo dân gian. Dưới đây là các cách trị tưa lưỡi cho trẻ bằng phương pháp dân gian cực kì đơn giản, hiệu quả
1. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Chuẩn bị:
+ Một miếng gạc sạch đã được thanh trùng cẩn thận
+ Một vài lá rau ngót
+ Muối
+ 1 bát nhỏ
Cách thực hiện:
+ Bước 1: Rửa sạch rau ngót và ngâm 10 phút trong nước muối loãng rồi vớt ra cho ráo nước
+ Bước 2: Lấy lá rau ngót cho vào nồi, thêm ít nước rồi đun sôi.
+ Bước 3: Vớt lá rau ngót ra, giã dập và chắc nước cho vào bát nhỏ.
+ Bước 4: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện rơ lưỡi cho con.
+ Bước 5: Luồn miếng gạc dùng để rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, chấm vào bát nước lá rau ngót.
+ Bước 6: Một tay bế trẻ thật chắc chắn, đặt ngón tay trỏ đeo gạc, đã nhúng nước rau ngót vào miệng trẻ.
+ Bước 7: Rơ miệng các vùng 2 bên má, khắp lợi rồi làm sạch đến vùng lưỡi.
Các mẹ có thể dùng rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ
2. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Chuẩn bị:
+ Một miếng gạc sạch đã được thanh trùng cẩn thận
+ Lá hẹ
+ Muối
+ 1 bát nhỏ
Cách thực hiện:
+ Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, đập dập, cho vào nồi đun sôi, khuấy đều, để ấm và chắt lấy phần nước.
+ Bước 2: Vệ sinh tay sạch sẽ.
+ Bước 3: Cuộn miếng gạc sạch vào ngón tay trỏ hoặc út của mình.
+ Bước 4: Bế trẻ chắc chắn trên một tay.
+ Bước 5: Dùng ngón tay đã được quấn gạc chấm nhẹ vào bát nước hẹ (đã hết nóng) rồi tiến hành rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng.
Sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho những trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên
3. Tần suất rơ lưỡi cho trẻ
Mẹ sẽ không cần phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên nếu như trẻ còn bú mẹ hoàn toàn. Vì khi bú, lưỡi của bé được cọ vào núm ti mẹ nên rất ít khi bị đọng cấn sữa. Khi ấy mẹ chỉ cần vệ sinh lưỡi cho bé 2-3 ngày một lần.
Trong trường hợp bé phải uống sữa ngoài hoàn toàn, khi ấy lưỡi dễ bị đóng cặn hơn. Lưỡi bé lúc này nếu không được vệ sinh có thể chuyển sang dạng bị đen lưỡi. Do đó mẹ càng cần đặc biệt lưu ý hơn đến việc rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày.
Với những trẻ kết hợp cả bú sữa mẹ và sữa ngoài, tần suất mẹ cần rơ lưỡi cho bé là 1 lần/ngày.
Lưu ý cho mẹ
+ Có thể sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ. Trên thị trường có nhiều loại nước muối nhưng sản phẩm Fysoline có độ an toàn cao, là dung dịch nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ sơ sinh được nhiều chuyên gia nhi khuyên dùng.
+ Khuyến cáo mẹ không nên sử dụng mật ong để rơ lưỡi, nhất là những trẻ dưới 1 tuổi. Do trong mật ong có chứa chất clostridium botulium gây nguy hiểm cho hệ thần kinh. Hệ tiêu hóa của trẻ em lúc này chưa được hoàn thiện, còn khá non nớt. Do đó một số trẻ ở lứa tuổi này dễ bị dị ứng hoặc bị ngộ độc vì chất này.
+ Mẹ nên lựa chọn loại gạc mềm và đảm bảo gạc đã được làm ẩm và mềm.
+ Tránh việc làm đau bé hoặc khi thấy bé khó chịu, mẹ nên dừng lại. Vì khi ấy, bé sẽ dễ sợ và không hợp tác với mẹ những lần sau đó.
+ Không đưa ngón tay vào sâu trong miệng trẻ vì có thể khiến trẻ bị nôn trớ.
+ Thời điểm tốt nhất để mẹ rơ lưỡi cho bé là vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong khoảng 2 tiếng. Không nên rơ lưỡi cho bé trước thời gian này vì bé sẽ rất dễ bị nôn khan do bụng còn rỗng. Rơ lưỡi bé sơ sinh sau khi bú xong cũng không tốt vì bé sẽ dễ bị ọc sữa.