Giải đáp thắc mắc: Khớp xương kêu lục cục là bệnh gì?

Trong quá trình vận động hàng ngày, đôi khi chúng ta nghe thấy tiếng khớp xương kêu lục lạc trong những khoảnh khắc ngắn ngủi và nhanh chóng biến mất ngay sau đó. Vậy, khớp xương kêu lục cục là bệnh gì, có nghiệm trọng không? Cùng theo dõi nội dung dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Nguyên nhân khiến khớp xương lêu lục cục

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến các khớp xương phát ra tiếng kêu răng rắc hoặc lục cục, như:

Khô dịch khớp gối

Dịch khớp có chức năng chính là giảm hiện tượng ma sát giữa các khớp. Khi lượng dịch khớp giảm, các đầu xương cọ sát vào nhau tạo thành tiếng kêu lục cục, thậm chí kèm theo tình trạng đau nhức và giảm khả năng vận động.

Các yếu tốt nguy cơ gây thiếu dịch khớp

– Khớp xương bị bào mòn, rách bao sụn, biến dạng tổ chức sụn.

– Thiếu các thành phần dinh dưỡng: collagen, can-xi, vitamin B12, ma-gie, …

– Lười vận động: Ít vận động khiến khớp dễ bị hỏng và tổn thương.

– Thừa căn hoặc béo phì: Trọng lượng cơ thể tăng khiến khớp xương chịu thêm nhiều áp lực, nhất là khớp gối. Do đó, tỷ lệ người béo phì bị khô khớp gối chiếm tỉ lệ cao.

Sụn và xương dưới sụn bị tổn thương

Sụn khớp là lớp đệm bao bọc các đầu xương, ngăn không để các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau. Đồng thời, sụn hấp thụ lực tác động và điều chỉnh áp lực trong khoang khớp để khớp vận động bình thường.

Sụn khớp có thể bị tổn thường và bào mòn do quá trình lão hóa, chấn thương, va đập mạnh, … làm lộ phần xương dưới sụn. Từ đó khiến các đầu xương khi cọ xát vào nhau phá ra âm thanh lục cục.

Viêm gân

Gân là bộ phận giúp liên kết phần khớp với cơ. Nếu gân bị tổn tương và viêm sẽ khiến xương và cơ cọ xát với nhau, tạo nên âm thanh lục cục khi vận động.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp gây nên nhiều triệu chứng liên quan đến xương khớp, trong đó có tình trạng các khớp chân kêu lục cục. Nguyên nhân là do các phản ứng tự miễn làm kích hoạt phản ứng viêm, gây sưng tấy, tổn thương sụn và xương quanh khớp. Từ đó khiên khớp phát ra tiếng lục cục.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp trên có thể. Từ khớp gối, khuỷu tay, cột sống cổ, ngón tay, ngón chân, … Bên cạnh tình trạng khớp xương kêu lục cụ khi vận động. Bệnh này còn gây ra nhiều biển hiên khác đi kèm như: đau nhức khớp, cứng khớp, tê liệt chi tạm thời, khó cử động khớp, ….

Vôi hóa ổ khớp

Tình trạng này thường xảy ra do sự lắng đọng canxi và xương dưới sụn. Từ đó gây ra những cơn đau đột xuất ở đầu gối khi vận động. Khi triệu chứng bệnh tăng nặng, người bệnh thi thoảng sẽ nghe thấy tiếng kêu lục cục ở khớp, đôi khi có thể sốt từ 38 độ C trở lên.

Bệnh gai khớp gối

Gai khớp là hậu quả của bệnh viêm khớp gối và thoái hóa khớp gối. Khi gai xương hình thành chúng chèn ép lên dây thần kinh và đâm vào các mô mềm cạnh đó. Do đó, người bệnh gai khớp gối thường xuyên bị đau, ngay cả khi không vận động.

Gai khớp gối cũng là nguyên nhân khiến sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp giảm gây tình trạng khô khớp. Khi người bệnh di chuyển, 2 đầu xương cọ xát vào nhau khiến khớp gối kêu lục cục, răng rắc kèm theo các cơn đau dữ dội.

Tình trạng khớp xương kêu lục cục có nguy hiểm không?

Biểu hiện bất thường nào cũng đều đáng lo và không nên xem nhẹ. Để xác định được chính xác tình trạng khớp xương của mình, bạn nên thăm khám tại bệnh viên chuyên khoa xương khớp. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ có thể kiểm tra thể chết, kê khai tiểu sử bệnh và yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

Phác đồ điều trị sẽ được lên theo từng nguyên nhân cụ thể, bao gồm: điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Biện pháp phòng tránh tình trạng khớp xương kêu lục cục

Dựa theo các nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để điều trị và phòng ngừa nguy cơ khớp xương kêu răng rắc, lục lạc:

– Đảm bảo dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày: bổ sung collagen, canxi, vitamin B12 và D từ thịt, cá, trứng, sữa, tôm, trái cây, …

– Duy trì mức cân nặng phù hợp: Nếu thừa cân thì hãy có chế độ ăn lành mạnh kết hợp chế độ luyện tập hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế được lượng mỡ thừa.

– Nghỉ ngơi và làm việc điều độ, không làm việc gắng sức và không để bản thân bị lao lực.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Nhằm tăng độ dẻo dai cho khớp, hạn chế rủi ro mắc phải các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Một số môn thể thao đơn giản như đi bộ, chạy bộ, tập bơi, …

– Có thể sử dụng các thực phẩm chức năng để hỗ trợ khớp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Tránh vận động mạnh, sai tư thế: Việc mang vác đồ quá nặng khiến khớp và các mô lân cận bị ảnh thương. Hơn nữa, cũng không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu hoặc vận động sai tư thế trong thời gian dài. Đặc biệt, chấm dứt ngay thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân, … Làm như vậy, về lâu về dài khớp sẽ bị tổn thương, mặc dù lúc mới thực hiện xong cảm thấy vô cùng dễ chịu và thoải mái.

Các khớp xương kêu răng rắc, lục lạc có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Khi gặp phải tình trạng này kèm với các biểu hiện đau nhức kéo dài, bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt nhé.

>>> Tham khảo thêm: Cách ngâm đậu bắp chữa xương khớp