Nghề nail có độc hại không? Cách bảo vệ sức khỏe khi làm nghề nail

Sơn móng tay là một sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng để làm tăng vẻ ngoài của móng tay và móng chân. Màu móng phổ biến bao gồm từ trắng trơn đến đỏ đậm, đen, xanh lá cây và xanh lam. Các chị em thường sơn nhiều lớp sơn móng tay lên móng tay để tạo vẻ ngoài bắt mắt hơn. Giúp phái nữ trở nên đẹp hơn, thu hút hơn thì người thợ nail lại đứng trước nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nghề nail có độc hại không? Và có cách nào để để vệ sức khỏe khi lựa chọn nghề nail hay không? Cùng Công Ty Bảo Hiểm Toàn Cầu tìm ra lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

nghề nail có độc hại không

Các hóa chất độc hại mà thợ nail thường tiếp xúc

Đa phần thì các sản phẩm được dùng trong nghề nail đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của thợ nail. Cụ thể như: nước rửa móng, lưu huỳnh sử dụng để đắp bột móng, các loại sơn móng, … Dẫu biết rằng, các chất này không gây hại khi mới bắt đầu sử dụng nhưng sau một thời gian dài tiếp xúc thì cơ thể bạn sẽ bị tổn hại.

Tùy vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người mà mức độ độc hại sẽ khác nhau, dưới đây là một số sản phẩm chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của thợ nail:

– Thuốc tẩy sơn móng (Axeton) gây hại cho mắt, da và cổ họng bởi mùi rất nồng.

– Chất tẩy keo dán móng (Acetonitrile) gây ra các cơn buồn nôn, khó thở.

– Tẩy sơn móng tay (Butyl acetate) gây đau đầu và khó chịu với các vùng da nhạy cảm như mắt, miệng, da trong mũi và bên trong cổ họng.

nghề nail có độc hại không

– Lưu huỳnh dùng để đặp bột móng: nếu thường xuyên tiếp xúc với lưu huỳnh mà không bảo vệ bản thân, cơ thể thợ nail rất có thể bị nhiễm độc, chóng mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

nghề nail có độc hại không

Ngoài ra, còn một số loại hóa chất khác cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe thợ nail như: hợp chất amoni (chất khử trùng), Methyl methacrylate (chất có trong sản phẩm làm móng nhân tạo), Formaldehyde (sơn móng tay), ….

Nghề nail ảnh hưởng đến sức khỏe của thợ nail như thế nào?

Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, nghề nail không gây hại đến sức khỏe như chúng ta thường nghĩ. Thực tế thì vẫn có một số ít trường hợp có triệu chứng dị ứng với những hóa chất làm nail như: đau đầu, khó nở, buồn nôn, dị ứng da, … Tuy nhiên nếu bạn biết cách bảo hộ khi tiến hành làm nail cho khách thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Các hóa chất làm nail dễ dàng đi qua cơ thể thông qua:

– Vô tình hít vào phổi, bụi sơn hay hơi sương của sản phẩm.

– Hóa chất dính vào móng tay, môi và mắt.

– Vô tình nuốt hóa chất khi hóa chất bị dính trên thức ăn không che đậy, nước uống, …

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề trên

Tùy vào cơ địa mỗi người và tần xuất tiếp xúc với các chất độc hại trong quá trình làm nail mà thợ nail sẽ mắc bệnh sau thời gian khác nhau. Vậy, những nguyên nhân nào dẫn đến việc ảnh hưởng đến sức khỏe của kỹ thuật viên nail:

– Sử dụng sản phẩm kém chất lượng

– Sử dụng nhiều sản phẩm hóa chất cùng lúc

– Nơi làm việc không sạch sẽ, bí bách, gò bó.

– Không đeo khẩu trang khi làm việc

– Không rửa tay sạch sẽ sau khi làm nail cho khách.

Một số phương pháp bảo vệ sức khỏe cho thợ nail

Nghề Nail là nghề dễ làm, kiếm được nhiều tiền không chỉ tại Việt Nam mà thợ nail Mỹ cở mỹ cũng có mức lương khá ổn định. Dễ nhận thấy vì gần đây lưu lượng tìm kiếm cho từ khóa “cần thợ nail tại Mỹ” tăng một cách nhanh chóng.

Các kỹ thuật viên trong nghề luôn cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn khi giúp khách hàng có được bộ móng ưng ý. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên nail, chắc chắn ai cũng ý thức được những hiểm nguy trong nghề và luôn áp dụng những phương pháp phòng ngừa, ngăn chặn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp bảo vệ cơ bản các thợ nail cần nắm rõ.

Chú ý cách thiết kế tiệm nail

Thiết kế và lắp đặt quạt thông gios trong tiệm. Điều này giúp đẩy mùi, chất độc hại ra ngoài và mang không khí trong lành vào tiệm.

Không nên thiết kế không gian kín, nên để của hoặc có lỗ thông hơi trên trần

Thường xuyên thay bộ lọc khí định kì

Sử dụng các sản phẩm chất lượng và an toàn

Dụng cụ trang thiết bị hành nghề phải đảm bảo chất lượng.

Các sản phẩm tuyệt đối không chứa chất toluene, formaldehyde, dibutyl phthalate, acod methacrylic.

Bảo quản hóa chất làm nail đúng cách

Những sản phẩm trong chai thủy tinh có nắp thì dán thông tin sản phẩm để ghi chú

Đóng chặt nắp chai khi không sử dụng để mùi không bị thoát ra không khí

Sử dụng thùng rác bằng kim loại có nắp mở tự động để giữ chặt các sản phẩm làm móng bên trong như: Bông gòn, móng giả sau khi tháo hay mùi của các loại rác dễ bay ra không khí.

Không đổ hóa chất xuống bốn nước, nhà vệ sinh, …

Đeo găng tay mỗi khi làm nail cho khách

Để hạn chế bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác, đồng thời cũng hạn chế sự ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khỏe của mình thì thợ nail lueu ý nên đeo găng tay mỗi khi làm nail cho khách.

Thường xuyên thay găng tay, không sử dụng lại khi có vết đứt, rách hay thủng lỗ.

nghề nail có độc hại không

Vệ sinh tay sạch sẽ sau mỗi lần làm việc

Để hạn chế sự gây hại của vi khuẩn, thợ nail nên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và rửa lại thật kỹ với nước sạch.

Đeo khẩu trang khi làm nail cho khách

Trong quá trình làm nail sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với mùi hương của hóa chất cũng như bụi bẩn. Vì vạy, đeo khẩu trang là biện pháp giúp bạn hạn chế một số bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Lời kết

Công việc nào cũng có những rủi ro, bệnh nghề nghiệp và nghề nail cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, chúng ta hãy hạn chế và bảo vệ sức khỏe bản thân đúng cách nhé! Vậy, nghề nail có độc hại không? Chắc chắn, sau khi đọc xong bài này bạn đã có câu trả lời rồi đúng không ạ. Nếu còn thắc mắc hãy cần tư vấn về câu hỏi trên hãy comment bên dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhé!.