Hiện nay ô nhiễm không khí tại Việt Nam đặc biệt ở khu vực Hà Nội đang ở mức báo động đỏ trong tuần vừa qua (từ ngày 20/1 – 26/1/2019) giảm xuống rõ rệt so với tuần trước đó, ô nhiễm không khí nặng nề sức khỏe người dân bị đe dọa nguy cơ gây đến nhiều bệnh tật. Vậy làm sao để bảo vệ sức khỏe người dân ngay lúc này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để thấy rõ hơn về sự nguy hiểm của chúng.
1. Diễn biến môi trường trong tuần vừa qua
Theo ghi nhận của các phóng viên đài truyền hình Việt Nam tại các điểm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Mỹ Đình, Tân Mai và Tây Mỗ, trong tuần qua AQI ở mức kém và xấu là chủ yếu. Số ngày AQI đạt mức trung bình tại các trạm Trung Yên 3 và Tây Mỗ đều chỉ chiếm 14.3%; các trạm Kim Liên, Tân Mai và Mỹ Đình là 28.6%; số ngày AQI chạm ngưỡng xấu tại các trạm Tân Mai, Mỹ Đình, Tây Mỗ đều chiếm 28.6%, Trung Yên 3 cao nhất với 57.1%, Kim Liên thấp nhất với 14.3%; còn lại ở mức kém.
Tại 2 điểm quan trắc chất lượng không khí giao thông tại UBND phường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, là 2 khu vực chịu nhiều tác động từ các phương tiện giao thông. Trong tuần qua, chất lượng không khí cả hai trạm đều giảm; đặc biệt tại khu vực trạm Minh Khai giảm mạnh, chất lượng không khí chủ yếu ở mức xấu. Cụ thể, tỉ lệ số ngày AQI ở mức kém lần lượt là 14.3% và 42.9%; AQI ở mức xấu lần lượt là 71.4% và 42.9%; còn lại ở mức trung bình. Chỉ số chất lượng không khí cao nhất tại 2 trạm này lần lượt là 276 và 263.
Tại các điểm quan trắc giao thông nội đô như Hoàn Kiếm, Hàng Đậu và Thành Công, có diễn biến tương tự các trạm khác, chất lượng không khí cũng chủ yếu ở mức kém và xấu. Cụ thể, số ngày AQI ở mức trung bình lần lượt là 28.6%, 14.3% và 14.2%; ở mức xấu lần lượt là 14.3%, 57.1% và 42.9%; còn lại ở mức kém.
Trao đổi với báo Tiền Phong, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết, chỉ số ô nhiễm bụi PM 2.5 lên cao như vậy là một điều rất đáng ngại. Bụi PM 2.5 là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 Mm, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người.
Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. PM 2.5 có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi, gây nên nhiều căn bệnh chết người như bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch. Cơ quan bảo vệ môi sinh Mỹ nhận định, bụi PM 2.5 chứa nhiều hạt kim loại có khả năng gây ung thư và đột biến gene. Trong khi đó, các khẩu trang thông thường không thể ngăn loại bụi này.
2. Nguyên Nhân
Nguyên nhân chính có thể kể đến là do ý thức con người khi thiếu nhận thức về môi trường
Theo TS Hoàng Dương Tùng chia sẻ, có thể có 2 nguyên nhân.
+ Thứ nhất là do lượng người tham gia giao thông tăng cao trong dịp cận Tết
+ Thứ hai có thể do hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra. Đây là hiện tượng chỉ xảy ra trong mùa đông, có khả năng làm chất lượng không khí xấu đột ngột. Hiện tượng này xảy ra khi càng lên cao, nhiệt độ không khí càng cao (trái với quy luật thông thường là càng lên cao, nhiệt độ càng thấp). Lớp nghịch nhiệt này giống như một cái mũ, ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao.
3. Cách khắc phục
+ Đề nghị người dân nên theo dõi thường xuyên chất lượng không khí hoặc mạng quan trắc của Tổng cục Môi trường hay Đại sứ quán Mỹ
+ Người dân nên bảo vệ môi trường bằng cách không nên xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường
+ Các nhà máy xí nghiệp cần phải có hành động xử lý hóa chất khi thải ra môi trường
Lời khuyên dành cho người dân nên có ít nhất 1 gói bảo hiểm sức khỏe toàn diện nhằm bảo vệ bạn khi gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe. Nếu gia đình có điều kiện hãy mua bảo hiểm sức khỏe quốc tế đây sẽ là sự lựa chọn thông minh khi bạn muốn ra nước ngoài chữa trị bệnh
Ngày nay, không chỉ ô nhiễm môi trường, không khí mà còn có rất nhiều bệnh dịch ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống con người. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Nguyễn Huyền