Phong trào Design for Change – nâng cao tiếng Anh cho trẻ

Phong trào Design For Change (gọi tắt DFC) là phong trào lớn được sáng lập bởi nhà giáo dục Kiran Bir Sethi rất thành công trong việc kiến tạo tư duy trẻ em, giúp trẻ nâng cao tiếng Anh hướng tới những giá trị tốt đẹp tiềm ẩn bên trong.

1. Phong trào Design For Change là gì?

– Trẻ em bây giờ khác thời xưa rất nhiều,  không còn quá phụ thuộc vào sự sắp đặt của cha mẹ mà có thể mạnh dạn nói lên suy nghĩ của chính mình. Thời xưa, vì có sự bao bọc che chở của phụ huynh nên con mình thiếu tự tin, thụ động, không phát huy được “siêu năng lực” và năng khiếu của mình.

Phong trào Design For Change

– Phong trào Design for Change có thể dịch là kiến tạo để thay đổi là một phong trào giáo dục lớn nhất thế giới, nhìn nhận vè vai trò của trẻ em chủ động hơn, trao quyền cho trẻ trở thành công dân tự tin và trách nhiệm. Đặc biệt, giúp cho trẻ nâng cao tiếng Anh.

– Hiện DFC có mặt tại 65 quốc gia, tác động đến hơn 2,2 triệu trẻ em và 65.000 giáo viên trên toàn cầu. Theo DFC bên trong mỗi trẻ em đều tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp như sự hướng thiện, lòng yêu thương, khả năng sáng tạo và tưởng tượng vô tận – giá trị làm nên những “siêu năng lực” mà trẻ em là người sở hữu dồi dào hơn ai hết. Mọi trẻ em đều có thể trở thành hạt giống tích cực góp phần thay đổi cộng đồng!

2. Phong trào Design For Change quan trọng như thế nào đối với nền giáo dục?

– DFC nuôi dưỡng tinh thần “Tôi có thể” ở mỗi đứa trẻ và sử dụng “Tư duy kiến tạo” để giúp các em có năng lực làm điều này.

2.1 Tư duy kiến tạo – Giúp bạn trở thành người luôn lắng nghe, hiểu rõ và là người hùng của con

– Tư duy kiến tạo là một phương pháp tư duy gồm 4 bước giúp các em biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo gồm: Feel – Imagine – Do – Share (Đồng cảm – Hình dung – Thực hiện – Chia sẻ), gọi tắt là FIDS. Khi tham gia DFC, trẻ em cùng thực hiện các dự án có ích cho cộng đồng. Phương pháp này giúp phụ huynh hiểu được cảm nhận của con, đồng hành cùng con. Đặc biệt ở độ tuổi 4 -14, các em đang ở giai đoạn hình thành tính cách và dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, DFC giúp các em định hướng được tư duy và tính cách, xây dựng được sự tự tin trong học tập.

– Với công cụ này, hàng triệu trẻ em DFC trên toàn cầu đã thiết kế các giải pháp chạm đến những vấn đề diễn ra hàng ngày trong cộng đồng cho đến những thách thức lớn nhất của thế giới như bảo vệ môi trường, giúp đỡ những cộng đồng yếu thế (người già, người khuyết tật, người nhập cư), nạn tảo hôn, mù chữ… Chính quá trình thực hiện dự án giúp các em thực hành tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, trở thành những công dân tự tin, trách nhiệm.

Phong trào Design For Change

2.2 Đưa tiếng nói trẻ em Việt Nam ra thế giới

– Phát biểu tại buổi họp báo ra mắt DFC tại Việt Nam, Đại diện của DFC tại Việt Nam – cô Nguyễn Thuý Uyên Phương đã tâm sự những khó khăn khi mang DFC đến Việt Nam. Cô chia sẻ, với dự án dành cho trẻ các nước, thời gian thực hiện là 10 tuần/dự án, thì với trẻ em Việt 10 tuần cô chỉ thực hiện được duy nhất bước 1 trong “Tư duy kiến tạo” đó là Feel.

– Do khi đặt những câu hỏi: “Con cảm thấy như thế nào về…?”, trẻ em Việt Nam thường nhút nhát, sợ nói sai, và từ chối “Con không biết!”, chính vì vậy đã khiến dự án gặp nhiều khó khăn hơn khi phải đánh thức lại những cảm nhận của trẻ và giúp trẻ tự tin, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ.

Phong trào Design For Change

– Với dự án này, DFC sẽ mở một trang web, trẻ em khắp nơi sẽ được viết một tấm thiệp. Đôi giày sẽ đựợc gửi đến một bạn nhỏ khác ở vùng nghèo khó cùng tấm thiệp đó. Cũng trong năm nay, với sự đồng hành của OMO, DFC sẽ mang tiếng nói trẻ em ra thế giới. Các bạn nhỏ sẽ có chuyến đi đến Đài Loan và trình bày những dự án, cảm nhận, suy nghĩ của mình trước bạn bè quốc tế.

3. Lộ trình học DFC ra sao?

– Lộ trình học DFC được chia ra thành các giờ học tương ứng với các chủ đề khác nhau được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, hiểu rõ tâm lý trẻ. Số lượng giờ học tiếng Anh từ 96 giờ học tới 100 giờ học, kèm theo đó là 14 giờ thực nghiệm và 10 giờ tham gia vào hoạt động dã ngoại và những diễn đàn tranh luận chưa từng có, nơi phụ huynh có thể theo dõi và tự hào về thành quả học thuật của con.

– Trẻ được lựa chọn chủ đề mà mình yêu thích, quan sát và xác định những vấn đề cần được cải thiện.Cùng tương tác với người khác để khám phá bản chất vấn đề. Sau đó hiện thực hóa ý tưởng và cuối cùng chia sẻ dự án truyền cảm hứng cho những người khác cùng tham dự.

– Bên cạnh đó, trẻ còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa:hòa mình với thiên nhiên, chia sẻ yêu thương với cộng đông, chơi thể dục thể thao.

Vì sự phát triển và tương lai phía trước của các con, các bậc phụ huynh nên tham khảo phong trào Design For Change này để có thêm kiến thức chuyên sau, lộ trình học và đánh giá phong trào. Chúc các bậc phụ huynh có một quyết định đúng đắn nhất cho các con.

Bắc Nguyễn