Lý do hàng nghìn bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia bị lỗi

Năm nào cũng có những sai sót dẫn đến việc thí sinh mất quyền lợi và nhiều thí sinh phải phúc tra bài thi. Trong quá trình chấm thi trắc nghiệm THPT Quốc gia 2019, phần mềm chấm thi đã phát hiện hàng nghìn bài thi bị lỗi. Vậy làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh một cách chính xác nhất. Hãy cùng xem lý do hàng nghìn bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia bị lỗi sau đây nhé.

1. Lý do hàng nghìn bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia bị lỗi

Về vấn đề này chúng ta cùng nghe Ông Đỗ Văn Dũng – hiệu trưởng trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM – đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệp ở Đắk Lắk chia sẻ.

Ông cho biết có đến hơn 1.600/60.000 bài thi trắc nghiệm ở cụm thi này bị lỗi.

“Bài thi trắc nghiệm năm nào cũng có lỗi. Có thí sinh tô sai mã đề, thậm chí có thí sinh sai số báo danh”- ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, những lỗi sai này là bình thường chứ không phải bất thường. “Do cụm thi Đắk Lắk có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, các em tô sai mã đề, số báo danh là chuyện bình thường”- ông Dũng nhìn nhận.

“Cụm thi Khánh Hòa có 2.000/37.000 bài thi trắc nghiệm bị lỗi”- ông Tô Văn Phương, Trưởng Phòng đào tạo, Trường đại học Nha Trang – đơn vị chủ trì chấm thi trắc nghiệm cụm này thông tin.

Theo ông Phương các lỗi chủ yếu trong bài thi trắc nghiệm thí sinh cụm thi này gặp phải như tô sai số báo danh, trùng số ở cột tô số báo danh hay thí sinh dùng bút chì tốt nhưng gôm tẩy thì không tốt nên khi điều chỉnh đáp án, xóa đáp án cũ vẫn còn dấu vết mờ, trong khi máy quét lại nhạy nên vẫn nhận diện, gây ra cảnh báo lỗi.

“Tổ chấm mất hơn 1 ngày để sửa lỗi cho hơn 2000 bài thi”- ông Phương nói.

Tại cụm thi Bình Thuận, năm nay Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được giao chấm thi trắc nghiệm. Ông Phạm Thái Sơn, Phó ban chấm thi cho hay, trong số hơn 32.000 bài thi trắc nghiệm có khoảng 100 bài thi bị lỗi. Khi chấm đơn vị đã hỗ trợ sửa lỗi để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Tương tư cụm thi Gia Lai do Trường đại học Nông lâm TP.HCM chủ trì chấm thi trắc nghiệm cũng ghi nhận một số bài thi bị lỗi.

Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay trong số 38.000 bài thi trắc nghiệm có một số bài bị lỗi nhưng số lượng không nhiều.

Trước đó, tại cụm thi Thanh Hóa, do Trường đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì chấm thi trắc nghiệm, phần mềm chấm thi đã khuyến cáo nên xem xét lại 11.900/102.925 bài thi trắc nghiệm. Đơn vị này đã kiểm tất cả các bài thi này và sửa hơn 1.500 lỗi tô mờ, tô đúp. Cụm thi này cũng ghi nhận một bài thi trắc nghiệm bất thường và đã lập biên bản.

2. Biện pháp giúp thí sinh có quyền lợi trong bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia bị lỗi

Theo quy trình chấm thi trắc nghiệm năm 2019 phải đủ 4 bước gồm: quét ảnh, đọc ảnh, sửa lỗi và chấm thi. Như vậy sửa lỗi bài thi trắc nghiệm là một khâu trong chấm thi buộc giám khảo phải có trách nhiệm của mình.

Vì vậy các tổ chấm thi phải sửa lỗi bài thi trắc nghiệm để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Thông thường, các bài thi thường mắc những lối sau:

+ Không tô số báo danh, tô nhầm hoặc trùng số báo danh

+ Không tô mã đề, tô mã đề thi không có

+ Phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa quá mưc dẫn đến không hiểu được thí sinh chọn phương án nào

Tệ hại nhất là những lỗi: để gấp phiếu, sai mặt phiếu, làm phiếu bị biến dạng,… những lỗi này sẽ dẫn đến bài thi không chấm được và ảnh hưởng đến thí sinh.

>>> Xem thêm: 9 điều du học sinh nên biết khi sống ở thành phố mới

Nguyễn Huyền