Trong thời gian gần đây, tôm hum càng đỏ và tôm hùm đất thuộc nhóm 100 loài thủy sinh nguy hiểm nhất thế giới đã xâm nhập vào Việt Nam. Vậy bí ẩn đẳng sau những thủy sinh nguy hiểm nhất thế giới tràn vào Việt Nam là gì? Theo dõi bài viết dưới đây để thấy rõ hơn về việc này.
1. Thủy sinh nguy hiểm nhất thế giới
Tôm hùm đất là loại thủy sinh ngoại lai có đặc tính ăn tạp, sống bò dưới đáy, ưu đào hang và hoạt động về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao. Nó gây hại cho lúa, động vật thủy sinh như tôm cá,…Vì vậy loại tôm càng đỏ là loài không có tên trong danh sách loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam và được xác định là loại sinh vật ngoại lai xâm hại.
2. Thực trạng
Theo một số trang web đăng bán hàng này với giá 350.000 đồng/kg (khoảng 30-40 con) luôn quảng cáo loại tôm này được nhập từ Mỹ, Trung,… Vì thế sau công văn của bộ NN-PTNT, nhiều ý kiến lo ngại không biết đã có bao nhiêu tấn tôm càng đỏ, tôm hùm đất này đã lọt vào Việt Nam? Bao nhiêu lên bàn ăn, bàn nhậu? Bao nhiêu thất thoát ra môi trường tự nhiên để trở thành mối nguy hại lớn cho ngành nông nghiệp trong tương lai gần?
Hơn 30 năm trước, xuất phát ban đầu từ việc thấy tính “nổi trội” của con ốc bươu vàng trong vấn đề sinh sản nên nhiều người đã nhập về Việt Nam để nuôi. Thế nhưng, đến khi loài ốc này “lọt” ra tự nhiên thì người ta mới tá hỏa về tác hại của nó. Sự sinh trưởng quá nhanh, sức sống mạnh của nó đã trở thành “đại dịch” đe dọa đến an ninh lương thực của Việt Nam. Sau đó không lâu, trên bản tin thời sự của các đài truyền hình địa phương ở Đồng Bằng Sông Cửu Long gần như lúc nào cũng có thông tin về dịch ốc bươu vàng.
3. Người trung quốc từng lén mang sang Việt Nam nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Theo nhiều nơi như Mỹ, Cannada, Trung Quốc nuôi tôm hùm đất để ăn vì chúng khá giàu protein và vitamin – nhất là B6 và B12, hơn nữa nuôi tôm hùm đất rất dễ dàng bởi chúng có sức sống mạnh mẽ.
Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước vì thế loại thủy sinh này tràn về Việt Nam là mối nguy hại lớn đối với nền nông nghiệp nước ta.
Theo Tiến Sĩ Vũ Ngọc Long: “Rủi ro lớn nhất là môi trường. Hiện công tác quản lý kiểm soát đang không tốt, trong khi tác hại của nó là đã được khoa học chứng minh. Thế nên, bất luận thế nào, không nên mạo hiểm. Tôm hùm đất với những đặc tính sinh trưởng và phát triển của nó có thể đe dọa sự tồn tại của các loài bản địa, làm mất cân bằng sinh thái, đe dọa sự bền vững của môi trường và đẩy các loài khác đến sự diệt vong”.
Giữa năm 2016, người dân xã Tân Hội Trung, H.Cao Lãnh (Đồng Tháp) hoang mang khi thấy 1 – 2 người Trung Quốc mượn danh nghĩa người VN làm dự án trồng sen nhưng lại thả nuôi tôm hùm đất. Bà Sáu, người ở đây đã chứng kiến “2 càng trước chỉ cần kẹp một cái “tách” là cây lúa đứt làm đôi”. Điều này đã ảnh hưởng đến không ít cuộc sống của những người làm nông khi đến vụ thu hoạch lại không còn hạt thóc nào.
Đề nghị các cơ quan chức năng cần có những biện pháp phòng chống hiệu quả giúp bác nông dân có vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: Các doanh nghiệp bán lẻ thi nhau sử dụng lá chuối bọc rau